Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2012

Mía ướp hương bưởi _ Nồng nàn Hà Nội

Hình ảnh
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An…  Người Hà Nội tinh tế nên không thể thờ ơ với những thay đổi của đất trời, không thể không níu giữ hương bưởi nồng nàn. Hương bưởi cứ phảng phất trong những căn nhà của người Hà Nội quấn quýt, vương vấn không rời. Người Tràng An còn khám phá ra một món ăn riêng của mình, một món ăn bình dân mà thật thanh nhã, toát lên nét thanh lịch của con người nơi đây: mía ướp hương bưởi.  Hoa bưởi Bọn trẻ chúng ta có lẽ chỉ biết đến mía ướp hương bưởi khi được đọc tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn “Đôi mắt”. Trong đó, nhân vật Hoàng dù đang phải cùng gia đình đi sơ tán nhưng vẫn không thể bỏ được thói quen tinh tế của người Hà Nội, đó là món mía ướp hoa bưởi. Chỉ đọc thôi mà chúng ta đã như cảm nhận được vị ngọt thơm của nó rồi. Như để gom hết hương sắc cho mùa hè, hòa cùng bầu trời trong xanh và chói chang nắng vàng, hoa bưởi nở bung trắng trời tạo nên những gam màu đẹp ch

Thơm ngon cá đối đỏ chiên giòn

Hình ảnh
Nguyên liệu: -Cá đối đỏ: 350g -Thịt muối Parma: 200g -100g trái ô-liu đen, 100g bông atiso, 3 cây tỏi tây (boa-rô) non, 3 quả cà chua, 75ml giấm sherry, vài lá húng quế, vài quả ớt, 2 ổ bánh mì, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê tiêu, 2 thìa cà phê dầu hạt dẻ, ½ thìa cà phê nước tương, 1 thìa cà phê giấm balsamic; Nước hầm gà, dầu ăn, dầu ô-liu, 1 thìa súp giấm trắng Cách làm: -Cá đối làm sạch, ướp muối, tiêu, dầu hạt dẻ, nước tương, để thấm 30 phút. Làm nóng dầu ăn, cho cá đối vào chiên vàng hai mặt. Thịt muối xắt lát mỏng. Quả ô-liu xắt đôi. -Atiso rửa sạch, ngâm với nước chanh, sau đó nấu cùng với nước hầm gà và dầu ô-liu, nêm nếm vừa ăn. Rửa sạch tỏi tây, luộc chín, vớt ra cho vào nước lạnh -Cà chua rửa sạch, gọt vỏ, cắt hạt lựu. Cho cà chua vào giấm sherry, cho húng quế và ớt thái nhỏ vào. Thái vỏ chanh thành từng lát mỏng dài, ướp chung với vài lá húng quế. -Cắt bánh mì thành từng lát mỏng hình tròn khoảng 2cm, nướng cùng dầu ô-liu cho đến khi có

Cùng biến tấu với món thạch cam

Hình ảnh
CNMN - Vị ngọt tự nhiên của nước cam hòa cùng vị mát mát, dẻo dẻo của thạch tạo nên một món ăn vặt - tráng miệng tuyệt ngon cho mùa hè! Nguyên liệu: -Từ 3 - 4 quả cam vàng -50gr đường cát trắng -10gr bột rau câu dẻo -350ml nước cam (được lấy từ nước quả cam vắt ra). Cách làm: - Cam bổ đôi theo chiều dọc. - Dùng đồ vắt cam để vắt lấy nước cam, bạn nhớ bỏ hạt cam để thạch không bị đắng, nạo sạch phần xác múi cam, giữ lại vỏ cam để trang trí. Đong lấy 350ml nước cam, nếu thiếu bạn có thể vắt thêm nước cam. Có thể dùng hơn 4 quả cam tùy loại cam bạn mua nhiều hay ít nước. - Trộn đều hỗn hợp đường, bột rau câu, nước cam vắt trong một nồi nhỏ rồi cho lên bếp, vừa đun vừa dùng muôi khấy đều để hỗn hợp rau câu và đường tan. Nêm nếm lại theo khẩu vị, vì tùy theo độ chua, ngọt của cam mà bạn điều chỉnh lượng đường cho phù hợp. Đun sôi đến khi rau câu và đường tan hết. - Đổ từng muôi nhỏ hỗn hợp rau câu vào vỏ cam đã dựng sẵn. Bạn có thể đựng vỏ cam vào bát nhỏ, vừa với kích cỡ của vỏ cam để hỗn

Náo nhiệt cơm chay dịp rằm tháng bảy

Hình ảnh
Tâm linh người Việt Đã từ lâu việc ăn chay không còn là chuyện hiếm, nhưng cứ đến tháng bảy âm lịch hàng năm, việc ăn chay lại trở nên nhộn nhịp hơn và dần dần nó đang trở thành một nét văn hóa đẹp trong tâm linh người Việt. Xuất phát từ câu chuyện xa xưa, rằm tháng bảy được coi là ngày lễ Vu lan báo hiếu cho cha mẹ, là ngày cúng chúng sinh với mong muốn các linh hồn được siêu thoát. Cho nên, với người Việt - luôn coi trọng nghi lễ, tổ tiên thì việc ăn chay vào những ngày này chính là một cách để đền ơn những người đã sinh thành ra mình và mong cho những "cô hồn" lang thang đây đó "không nơi nương tựa" được siêu thoát, để thấy mình thanh thản hơn. Tự làm đồ chay cúng rằm Đa số ở khu vực nông thôn hay các vùng ngoại thành, cơm chay trong những ngày này được cúng đơn giản, và những món chay, đồ chay đều tự làm. Chẳng hạn một mâm cỗ giản dị với bánh mật, bánh chay, hoa quả, một bát cháo trắng, gạo, muối... hay đi làm lễ cầu siêu ở các cửa chùa... như vậy cũng đã đủ cho

Cơm nắm Việt... thách thức McDonald’s

Hình ảnh
Trước hình ảnh một nữ tiếp viên trẻ cắn miếng cơm kẹp VietMac và thốt lên: "Quá ngon! Quá bổ dưỡng!", theo tờ The West Autralian, phản ứng của cô gái không phải là điển hình dành cho thức ăn nhanh, nhưng cơm kẹp rõ ràng là món ăn "độc nhất vô nhị" trên thế giới. "Ở Malaysia, McDonald’s đã kiện thương hiệu Gà dùng chữ Mc. Khi cơm kẹp VietMac nổi tiếng toàn cầu, chữ 'Viet' chính là bùa hộ mạng", ông Thành nói. Cơm kẹp VietMac đang gây bão trên thế giới. Đó là hai bánh cơm được ép chặt, kẹp với thịt, rau… Ông Ngô Trọng Thành, ông chủ VietMac, cho biết: Bánh hoàn toàn không có chất phụ gia, ăn bổ dưỡng hơn nhiều các loại đồ ăn nhanh khác. Hiện, chỉ sau 1 năm khai trương cửa hàng đầu tiên, VietMac đến nay có tất cả 12 cửa hàng trên khắp Việt Nam và vào mùa hè này, món "cơm nắm" cách tân của người Việt sẽ đến Đức và Anh. Theo ông Thanh, mục tiêu chinh phục thị trường của VietMac là tạo nên dây chuyền cửa hàng cơm kẹp thuần Việt có một không

Top 10 kỷ lục đặc sản nước chấm nổi tiếng của Việt Nam

Hình ảnh
Lọt vào top 10 đặc sản nước chấm nổi tiếng nhất VN là những loại gia vị rất quen thuộc. Khi nói đến ẩm thực Việt Nam, không một ai lại không nhắc nhở các món nước chấm, gia vị được dùng trong các bữa ăn. Các món nước chấm, gia vị tưởng như chỉ “bên lề” nhưng lại chính làm cho bữa ăn thêm đậm đà hấp dẫn. Vì vậy, từ rất lâu đã lưu truyền câu ca dao sau: "Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì. Tương Bần, húng Láng, còn gì ngon hơn". Điều này nói lên nhiều loại nước chấm, gia vị xứng đáng là đặc sản. Dưới đây là 10 đặc sản nước chấm và gia vị nổi tiếng Việt Nam do Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập và công bố từ tháng 8/2012. 1. Tương Bần (Hưng Yên) Tương Bần là đặc sản của thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Nghề làm tương Bần ở đây có từ thế kỷ 12, 13. Nguồn nguyên liệu để làm tương là gạo, ngô, đỗ tương... chủ yếu là đỗ tương. Làng nghề tương bần Hưng Yên Làng nghề tương Bần có khoảng 300 lao động làm nghề. Nhờ có máy móc xay nghiền nên làm tương giờ không vất vả như xư

Thay đổi khẩu vị với món chả nghêu

Hình ảnh
CNMN - Chả nghêu vị lạ, ăn nóng với bánh tráng, thêm ly bia nữa là hoàn hảo. Nguyên liệu: 4 phần ăn: -Nghêu thịt: 400g;  -Giò sống: 300g;  -Thịt nạc băm: 50g;  -Cá thác lác: 100g;  -Mỡ gáy heo: 50g;  -Tiêu sọ: 1/2 muỗng càphê;  -Tiêu xay: 1/2 muỗng càphê;  -Muối: 1 muỗng càphê;  -Đường:1/2 muỗng càphê;  -Tỏi xay: 1/2 muỗng càphê;  -Hành tím xay: 1 muỗng càphê;  -Lá dứa: 10 lá Chế biến & trình bày: -Nghêu thịt rửa sạch, hấp chín, cắt nhỏ. Mỡ gáy cắt nhỏ ướp chút đường phơi gió cho trong. -Trộn đều nghêu, thịt nạc, mỡ, giò sống, cá thác lác và các gia vị, để thấm khoảng 10 phút. Sau đó quết đều hỗn hợp cho đến lúc cả khối kết dính vào nhau. -Vắt hỗn hợp thành từng vắt nhỏ 3 x 6cm mang hấp vừa ráo. -Cuốn chả bằng lá dứa mang nướng trên lửa than. Thấy lá dứa vàng đều là được. -Chả nghêu dọn ăn nóng với bánh tráng, bún, rau thơm và nước mắm chua ngọt. Theo SGTT

Đậm đà với cá bạc má kho cà

Hình ảnh
CNMN - Nếu ai ngại ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ thì món cá kho cà này thích hợp đấy. Nguyên liệu: -1 kg cá bạc má (khoảng 6 con) -½ kg cà chua -500 ml nước dừa tươi Cách làm: -Cá ướp với 1 muỗng café muối, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm và ít đầu hành lá cắt nhuyễn (1). -Cà chua băm nhỏ bỏ hay lấy hạt tùy thích (2) . Nếu bỏ hạt cà nhớ lược qua rây để lấy lại nước cà. -Bắc chảo cho ít dầu, cho ít đầu hành lá phi thơm, xào cà cho chín, nêm ½ muỗng canh nước mắm, ½ muỗng canh đường (3). -Xếp cà ở đáy nồi, 1 lớp cá, 1 lớp cà, 1 lớp cá và trên cùng là cà (4). -Cho nước dừa vào ngập nồi cá. Kho lửa riu riu cho đến khi nước sắc xuống xâm xấp cá là vừa. Nêm lại cho vừa khẩu vị. -Dọn cá rắc tiêu và ngò, dùng salad chấm với cá kho và rất ngon. Chúc các bạn ngon miệng Theo Afamily

Dân dã, lạ miệng bánh bèo Hà Tĩnh

Hình ảnh
Bánh bèo dù ăn nóng hay nguội đều ngon và hấp dẫn. Khi ăn nóng, kèm nước mắm cay trong những ngày trời se se lạnh sẽ thấy ấm lòng. Còn khi ăn nguội, bánh hơi dai, giòn mang vị đậm đà. Bánh bèo là một loại bánh dân dã và không phải là đặc sản riêng của vùng nào mà có ở khắp các miền đất nước như Huế, Nghệ An, Quảng Bình.... Khác với bánh bèo ở các nơi khác, bánh bèo Hà Tĩnh mang một sắc thái ẩm thực riêng. Nguyên liệu và cách làm bánh bèo khá đơn giản, nguyên liệu chính là bột lọc và nhân tôm thịt, cộng thêm chút rau thơm, hành.... Gạo phải được vo sạch xay thành bột nhỏ, bột xay ra phải là bột lọc, đem ngâm nước để bột có độ dẻo vừa phải. Sau khi bột đã dẻo thì lấy ra nặn thành hình bánh bèo, cắt thành từng miếng nhỏ, lăn đều sao cho các miếng bánh thành hình thon dài và đường kính khoảng từ 2 đến 3 cm. Tùy mỗi người thích miếng bánh to hay nhỏ mà cắt bột đã lăn theo ý mình. Nhân thịt nạc xắt thành miếng mỏng, băm nhỏ, tôm phải chọn những con tôm đồng tươi rửa sạch,

Lạ miệng với nộm củ cải khô xứ Nghệ

Hình ảnh
Bản thân củ cải khô đã là món ăn lạ miệng với bất cứ ai từng thưởng thức. Khi làm nộm củ cải khô với nem tai sẽ có mùi vị thơm ngon, béo ngậy của nem tai, lạc vừng, dai dai của củ cải, thơm của rau mùi, là món ăn bình dị khó quên. Người miền Trung những khi mất mùa, rau màu rẻ người dân thường kỳ công thái những miếng củ cải đem phơi khô, cất giữ đến mùa đông và mùa mưa mang ra nấu lên, mùi thơm bay khắp xóm. Nguyên liệu làm món nộm củ cải khô nem tai. Để làm nộm nem tai củ cải khô, cần nguyên liệu như sau: củ cải khô, nem tai, rau thơm, chanh, lạc vừng, gia vị cần thiết là đường, bột canh, mì chính, mắm thơm. Củ cải khô chọn loại thơm ngon, tránh ẩm mốc. Trước tiên, củ cải khô luộc qua nước sôi, sau đó rửa sạch qua nước sôi để nguội, vắt ráo nước, dùng đũa làm tơi lên cho ráo hết nước. Nem tai cho ra đĩa, rửa rau thơm, rau mùi, ớt cay thật sach, để ráo nước. Lạc rang lên, bỏ vỏ, giã nhỏ. Củ cải khô sau đó được trộn gia vị gồm bột canh, mì chính cho thật

Bánh xèo chay

Hình ảnh
Chỉ riêng việc dùng nấm làm nhân, đã có tới gần 50 loại bánh xèo chay khác nhau. Bánh xèo chay phong phú không kém gì bánh mặn. Thời thượng nhất hiện nay phải kể đến bánh xèo nấm mối. Chiếc bánh xèo vàng óng, thơm thơm mùi nghệ, beo béo vị nước dừa, đậm đà của bột, vị ngọt mà dai đặc trưng của nấm, vị chua thanh của nước mắm chay hoà lẫn với vị cay cay, chan chát, nhân nhẩn của các loại rau. Có lẽ chính vì hiếm có (nấm mối chỉ có vào mùa mưa) và cái chất ngọt, dai, mùi đặc trưng riêng của nấm mối, mà bánh xèo chay nhân nấm mối được nhiều người tìm ăn. Dù các điểm bán thỉnh thoảng mới có được loại nấm này. Bên cạnh nấm mối, các loại nấm khác cũng đang được nhiều nơi sử dụng để làm nhân bánh xèo chay. Tính đến nay có khoảng 50 loại bánh xèo khác nhau làm từ nhân nấm. Các tiệm bánh xèo bình dân, bánh xèo lề đường thì bên cạnh nhân quen thuộc là bánh xèo giá sống, bánh xèo củ sắn, thường dùng nấm rơm, nấm bào ngư, nấm mèo. Các quán ăn, nhà hàng sang hơn dùng nấm li nh chi, n

Thanh đạm với bánh xèo chay

Hình ảnh
Nguyên liệu: -1 gói bột bánh xèo -1 gói đậu Xanh cà (không vỏ) -1 gói tôm chay (ở chợ VN) -2 Miếng Tàu Hủ Chiên -300 g Giá -2 muỗng bột Nghệ -1 lon Nước Cốt Dừa -Nước Mắm chay -Ớt, Bột Nêm, Đường -Rau các loại : sà- lách, cải bẹ xanh, ngò, rau thơm, ba-rô. Cách làm: - Đậu xanh cà rửa sạch, hấp chín - Tôm chay rửa sạch , xào cho chín - Tàu hủ chiên xắt thành lát mỏng - Giá rửa sạch để ráo nước - Ngò, ba-rô rửa sạch xắt nhỏ - Các loại rau ngâm nước muối loãng rồi rữa sạch - Nước mắm chay, ớt băm nhỏ cho một ít đường Cách Trộn: Bột gạo, nước cốt dừa, nghệ, ba-rô, ngò, bột nêm, muối.... đổ nước trộn đều, pha vừa nước Đổ bánh: Bắt chảo lên bếp để cho thật nóng, cho dầu thực vật vào, để dầu sôi, múc bột đổ vào chảo , xoay chảo cho bột lan thật đều bỏ vào 4 lát tàu hủ, tôm chay và ít giá, đậu xanh. Đậy nắp lại cho bánh chín, sau đó giở nắp ra, dùng cái giá lật mặt bánh qua sau cho thành hình bán nguyệt, với ra dĩa Trình bày: Để bánh ra dĩa. Để 1 dĩa rau cải bẹ xanh, sà-lách rau thơm, nước mắ

Duyên dáng cùng bánh bà xã

Hình ảnh
Giống như niềm tin đáng yêu của những thanh niên, sau khi đến giúp một đám cưới lại mang đoá hoa cài trên áo về cho cái "duyên" ngày càng được vun bồi thì bánh bà xã cũng được truyền miệng nhau về cái "duyên" của nó. Trong các tiệc cưới không thể thiếu chiếc bánh cưới. Các cặp uyên ương luôn thực hiện nghi thức cắt bánh cưới, cùng nhau ăn bánh như lời hứa chia sẻ, chăm sóc nhau đến suốt đời. Đó là món bánh cưới xuất phát từ phương Tây đã được nhiều người biết đến. Những chiếc bánh bà xã Ngoài ra, mỗi dân tộc đều có những món bánh truyền thống cho dịp lễ quan trọng hàng đầu trong gia đình. Người Việt thì có bánh “phu thê” với tên gọi tượng trưng cho đạo nghĩa, sự hoà hợp vợ chồng và là loại bánh thường được dùng trong dịp cưới hỏi. Tương tự như người Việt, trong mâm lễ vật dành cho đám cưới của người Hoa cũng có một loại bánh đặc trưng cho ngày trọng đại này, đó là bánh bà xã. Người Quảng Đông ở Chợ Lớn còn gọi bánh bà xã là bánh “cấy chẩy bẻng” có nghĩa là bánh gà c

Bánh bao chỉ _ Món ăn chơi bình dân

Hình ảnh
Bánh bao chỉ là món bánh của người Hoa với tên gọi là “mà chỉ”, có nghĩa là hạt mè (vừng). Bánh làm bằng bột nếp với bốn loại nhân mè đen, dừa, đậu xanh, đậu phộng.  Với âm gọi và hình dáng bánh tròn màu trắng cũng giống như cái bánh bao nên nó được gọi theo tiếng Việt là “bánh bao chỉ” để phân biệt với bánh bao bột mì. Cái tên bánh bao chỉ có lẽ xuất xứ từ tên gọi chệch của “mà chỉ” mà thành. Món bình dân xưa Cách đây vài chục năm, ở Sài Gòn chưa có các cửa hiệu bán bánh mì, bánh tươi, bánh kem đủ gu Âu, Á với quy mô rộng lớn và đa dạng như bây giờ. Rải rác trong thành phố người ta hay bày bán bánh nướng gu Việt như bánh gai, bánh men, bánh lỗ tai heo, bánh lạt… cân theo kilô. Còn bánh tươi như bánh bao, bánh bò, bánh tiêu, bánh bao chỉ… lại là độc quyền của người Hoa khu Chợ Lớn. Cứ đến buổi chiều là họ bày một gian hàng bán đủ các loại bánh vừa kể, cạnh bên là một cái chảo dầu to tướng để chiên bánh tiêu, bánh tiêu đường, giò chéo quảy… Trong nhóm bánh trên thì bánh bao chỉ được ưu

Làm bánh bao chỉ ăn chơi cuối tuần

Hình ảnh
CNMN - Bánh bao chỉ là món quà vặt mà không chỉ trẻ con thích mà người lớn như mình cũng rất hay ăn đấy. Bánh bao chỉ thường có hai loại nhân là nhân dừa và nhân đậu phộng. Cách làm như sau: Nhân dừa: 100g dừa nạo trắng + 4 muỗng canh đường (tùy ý gia giảm), trộn đều để khoảng 15 phút. Cho dừa vào chảo, sên cho hơi ráo thì cho bột khảo loại trộn nhân vào đến khi có thể vo tròn là được. Nhân đậu phộng: 100g đậu phộng rang giã thật mịn + 4 muỗng canh đường + 1/2 muỗng cafe muối + ít bột khảo loại trộn nhân. Rang trong chảo trong ít phút là được. -Phần vỏ bánh được làm bằng bột khảo hay còn gọi là bột nếp rang hay bột vỏ bánh dẻo. Phần bột khảo này có 2 loại : loại dùng trộn nhân và phần bột làm vỏ bánh. Khi mua bạn nhớ nói rõ nhé. -Bánh bao chỉ cần rất nhiều bột áo. 1 chén bột khảo thì cần khoảng 2 chén bột khảo làm vỏ bánh. -Cho chén bột khảo vào thau, cho từng ít nước vào nhồi cho bột dẻo, mềm , mịn. Rắc bột áo vào phần bột vừa nhồi. -Chia bột thành từng viên nhỏ, dàn mỏng bột. Cho nh