Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2012

đậu phụ tứ xuyên kiểu t.

Hình ảnh
Nói vậy có vẻ cùn, nhưng đúng là kiểu của mình thật. Lý do rất chính đáng: ớt khô Tứ Xuyên không có, sa tế kiểu Việt Nam cũng không, ớt sừng trang trí không nốt. Ớt khô Tứ Xuyên thì khó kiếm không nói làm gì. Sa tế thì mình tẩy chay sau mấy vụ đọc báo nghe đài. Ớt sừng trang trí thì mình chủ trương không dùng vì đúng tinh thần đậu phụ Tứ Xuyên mà mình được chén lần đầu chẳng hề có cái bạn này. Thế nhưng nấu lên thành món thì bà con xơi sạch... dù trong lúc ăn và sau lúc ăn cứ luôn mồm kêu cay cay và đòi bánh mỳ chữa cháy. Nguyên liệu: - Đậu phụ mềm kiểu Nhật: 1 bánh. Cắt miếng nhỏ tùy ý. - Mộc nhĩ: 5-7 tai (nếu là mộc nhĩ rối, loại nhỏ thì nhiều hơn). Sau khi làm sạch thì bằm nhỏ. - Nạc vai chừng 150g, bằm nhỏ (nhớ dùng dao tự bằm thì ngon hơn là dùng máy, vì nếu dùng máy xay thì hay bị nhuyễn quá). - Hành tây nửa củ (chọn loại hành củ tháu chứ không phải thứ hành tây Trung Quốc to như quả bưởi Diễn): thái lát thật mỏng. - Gừng một miếng nhỏ, một nửa bằm nhỏ, một nửa thái chỉ thật mịn.

kim chi củ cải

Hình ảnh
Chiều đỡ ốm thì lọ mọ làm món kim chi củ cải. Giờ hồi hộp chờ kết quả để chốt công thức! Note 27/2: coi là thành công! Sẽ ghi công thức chi tiết để còn phát huy trong thời gian tới, hehe!

dưa góp su hào và cà rốt

Hình ảnh
Làm dễ, nhanh và ăn vui vẻ. Khi không làm món dưa góp đu đủ xanh, mình thích làm món này để ăn cùng rau ghém kèm món bún chả. Nguyên liệu: - Su hào 1 củ (chọn loại không quá non và cũng chẳng quá già) - Cà rốt: 1-2 củ (tùy người thích ăn nhiều hay ít, được cà rốt ta cứng và giòn là thích nhất) - Tỏi ta: 1-2 củ (tùy cỡ, tùy ý thích) - Ớt cay: 1 quả - Dấm: lần này mình dùng dấm táo của Ý - Đường - Muối hạt - Chút bột gia vị - Hành tươi/lá mùi tàu (optional) Thực hiện: - Su hào và cà rốt sau khi đã gọt/cạo vỏ và rửa sạch thì đem thái miếng mỏng. Nếu là làm để ăn ngay thì thái thật mỏng cho nhanh ngấm. Còn dư dả thời gian làm từ sáng cho bữa trưa hay từ đầu chiều cho bữa tối, thậm chí là để dành sang bữa sau thì thái dày một chút. Ai cầu kỳ có thể tỉa tót hình hoa lá hay bất cứ khuôn hình vui vẻ nào theo ý cũng được (giờ có nhiều loại dao tỉa rất hay, có thể dùng các bạn này cho đỡ vất vả). - Thái xong rồi thì trộn với muối hạt, xóc đều và để chừng 10-15 phút cho ngấm. - Tiếp đó rửa thật k

phở bắp bò rau củ quả kiểu t.

Hình ảnh
Món này chỉ làm vào mùa đông, khi có củ cải và bắp cải. Thêm nữa, chỉ dành cho ai "điên điên" một tý như mình, làm thử, làm chơi..., lấy cái dạ dày của mình ra làm vật thí nghiệm, chứ không làm khi có người lớn ở nhà. Nguyên lai, mình thích mần món phở chay nhưng tinh thần chưa đủ "chay", vẫn vương vấn chút vị ngọt của xương, của thịt. Nhưng mặt khác, mình lại thích vị ngọt bổ sung của rau củ. Thế là sau mấy lần thử nghiệm, nó thành ra cái công thức này - công thức mình thấy ổn hơn cả. Nước dùng : - Sườn thăn (lọc bớt phần thịt sườn đi để làm món khác) - Gia vị nướng tạo vị phở: hành khô và gừng - Gia vị tạo phở khác: hạt tiêu, quế, thảo quả, hoa hồi (nếu không có thảo quả thì thay bằng hạt carmadon) - Gia vị tạo mặn: vài con tôm khô, mấy giọt mắm (optional), bột gia vị và quan trọng nhất là xì dầu (mình vẫn trung thành với Yamasa). - Rau củ quả tạo ngọt: mấy cái nấm hương, mấy cái nấm tươi, mấy lá bắp cải, cà rốt, củ cải, lớp vỏ trắng bên ngoài củ hành tây. Phần cá

Bánh chưng của người Tày ở Bắc Hà

Hình ảnh
Coi ngoài giống cái bánh gio bán ở Chợ Hôm. Bóc ra thì thấy đen đen. Rán lên ăn thấy ngon ngon. Đó là bánh chưng của người Tày ở Bắc Hà. Màu đen được giải thích là được tạo từ than đốt thân cây lúc lắc. Còn cây lúc lắc là cây gì thì mình không biết :-). Về Hà Nội, món này có thể đem ra hấp lại rồi cứ thế ăn. Bánh làm từ gạo nếp nương, ăn rất mềm. Mình người to như con voi, thích ăn mấy món rán nướng thì đem rán lên.

Khám phá các món muối chua từ Bắc vào Nam

Hình ảnh
CNMN - Muối chua được coi là một phát minh ẩm thực đặc sắc của dân tộc Việt, từ Bắc chí Nam. 1. Thịt chua Hòa Bình Hòa Bình nổi tiếng xa gần với món thịt lợn muối chua dân dã mà không kém phần độc đáo của người Mường ở huyện Kim Bôi. Thịt chua ăn cùng lá sung, xạ đen, lá mít non, lá đinh lăng hoặc lá vả… chấm nước mắm hay tương ớt. Vị chua chua, dai dai, đậm đà của thịt hòa cùng vị chát và bùi của lá rừng, hương thơm của riềng, thính gạo tạo cho món ăn hương vị thật độc đáo, khó quên. Thịt chua cũng là đặc sản của vùng đất Thanh Sơn - Phú Thọ. 2. Măng chua xứ Lạng Chỉ từ những lát măng trắng mỡ màng, xen lẫn với những quả ớt nhỏ xíu, cay xé lưỡi, thơm hương móc mật thôi cũng đủ làm nên hương vị thật đặc biệt cho món măng ớt chua cay xứ Lạng rồi. Vị chua chua, cay cay, thơm thơm, giòn giòn của lát măng ngâm móc mật đã đánh thức được giác quan nhạy cảm của bất kỳ ai, khiến các thực khách mỗi khi đến Lạng Sơn không thể “làm ngơ” mà mua mấy hũ măng chua về làm quà. 3. Lá sắn muối chua và c

phở chay

Công thức chép từ Bí quyết chế biến 20 món phở. * Phần cái:   - Bánh phở - Đậu phụ - Mộc nhĩ - Dầu vừng - Hành hoa - Rau mùi ta - Hạt tiêu - Xì dầu, bột gia vị - Húng lìu - Chanh, ớt, củ kiệu * Nước dùng: - Nấm rơm - Su hào - Cà rốt - Đậu cô-ve - Đường - Hành khô - Gia vị, xì dầu * Thực hiện: - Rán đậu phụ bằng dầu vừng cho vàng, sau ướp xì dầu, gia vị, tiêu, đường, húng liều, kiệu (giã nhỏ). Gần ăn thì đem rán lại và thái lát mỏng giả làm xá xíu. - Mộc nhĩ đã làm sạch thái miếng lớn đem xào chín với dầu vừng, nêm gia vị, xì dầu, tiêu cho vừa rồi xúc ra để riêng. - Toàn bộ nguyên liệu cho nước dùng rửa sạch, thái miếng nhỏ rồi đun sôi, lọc bọt nhiều lần cho nước trong. Sau cho gia vị, xì dầu (và đường - optional) cho vừa miệng và có thêm vị ngọt. - Hành hoa rửa sạch phần gốc chần nước sôi, phần lá thái nhỏ. Rau mùi ta rửa sạch ráo nước rồi thái nhỏ. - Chần bánh phở. * Trình bày và thưởng thức: - Xếp bánh phở mới chần vào bát, trên bày đậu phụ, mộc nhĩ rồi rắc chút hành, mùi thái nhỏ cù