Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2013

Hướng dẫn làm món bánh bèo Huế

Hình ảnh
Nguyên liệu: - 125gr bột gạo - 20gr bột năng  - 250ml nước lạnh + 375 ml nước sôi - 300gr tôm đất - 1 củ hành tím, 1 củ tỏi nhỏ, hành lá - Nước mắm, muối, tiêu và đường - 30 chén nhỏ - Ít bánh mỳ chiên hoặc da heo chiên giòn. Cách làm: Pha bột: Trộn 2 loại bột lại với nhau, thêm chút xíu muối. Đổ từ từ nước lạnh vào bột, quậy đều tay. Tiếp tục đổ 375ml nước sôi vào. Khuấy bột cho chúng tan đều, hòa quyện vào với nhau. Ngâm bột qua đêm, hoặc ngâm từ 4 đến 6 giờ đồng hồ. Việc ngâm bột có tác dụng làm bánh khi ăn không có mùi bột chua và bánh dai. Khi gần đổ bánh, bạn gạn phần nước lắng màu trắng trong trên mặt thau bột đổ đi. Đổ đi bao nhiêu nước trắng trên bề mặt bột thì bạn thay thế vào bấy nhiêu nước ấm. Khuấy nhẹ tay rồi để qua một bên. Làm tôm chấy: Tôm lột vỏ, chẻ sống lưng lấy chỉ, rửa sạch rồi để vào rổ cho ráo nước. Giữ lại vỏ tôm để nấu làm nước mắm. Cho tôm vào cối giã hoặc dùng máy xay cho tôm mịn ra. Làm nóng chảo trên bếp với chút xíu dầu ăn, phi tỏi th...

Top 10 kỷ lục đặc sản nước chấm nổi tiếng VN

Hình ảnh
Lọt vào top 10 đặc sản nước chấm nổi tiếng nhất VN là những loại gia vị rất quen thuộc. Khi nói đến ẩm thực Việt Nam, không một ai lại không nhắc nhở các món nước chấm, gia vị được dùng trong các bữa ăn. Các món nước chấm, gia vị tưởng như chỉ “bên lề” nhưng lại chính làm cho bữa ăn thêm đậm đà hấp dẫn. Vì vậy, từ rất lâu đã lưu truyền câu ca dao sau: "Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì. Tương Bần, húng Láng, còn gì ngon hơn". Điều này nói lên nhiều loại nước chấm , gia vị xứng đáng là đặc sản. Dưới đây là 10 đặc sản nước chấm và gia vị nổi tiếng Việt Nam do Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập và công bố từ tháng 8/2012. 1. Tương Bần (Hưng Yên) Tương Bần là đặc sản của thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Nghề làm tương Bần ở đây có từ thế kỷ 12, 13. Nguồn nguyên liệu để làm tương là gạo, ngô, đỗ tương... chủ yếu là đỗ tương. Làng nghề tương bần Hưng Yên Làng nghề tương Bần có khoảng 300 lao động làm nghề. Nhờ có máy móc xay nghiền nên làm tương giờ không vất vả ...

Top 5 món nem nổi tiếng trong ẩm thực Việt

Hình ảnh
Dưới đây là một số món nem "độc nhất vô nhị" ở các vùng miền của Việt Nam. Nem tai Hà thành Nem tai được coi là một món ăn vô cùng độc đáo của Hà Nội Nem tai được coi là một món ăn vô cùng độc đáo của Hà Nội, món ăn này được dùng rất phổ biến trong gia đình, trong các bàn tiệc và là món quà rất có ý nghĩa mỗi khi đi xa. Không những vậy, đây còn là món ăn rất nổi tiếng với du khách thập phương. Có người nói nem tai xuất xứ từ Nam Định, được du nhập vào Hà Nội bởi một người con gái, khi lấy chồng ở Ước Lễ (Hà Tây). Đã kết hợp nem tai gia truyền với chả giò và nem chua, hai món đặc sản nổi tiếng của làng Ước Lễ để trở thành một món ăn thơm ngon và có vị rất lạ. Do đòi hỏi sự tỷ mỉ và cẩn thận rất lớn, ngay từ khi chọn tai, người làm phải lấy tai của con lợn khỏe mạnh, vì như vậy thịt tai sẽ dày dặn, to bản và ít diềm hơn. Tiếp đó là làm sạch tai, đây là khâu vô cùng quan trọng và cần sự tỷ mỉ; nếu không sạch, sẽ để lại mùi và ảnh hưởng đến thời gian bảo quản. Sau đó là hấ...

Hướng dẫn làm món Thạch cam

Hình ảnh
Nguyên liệu: 3 - 4 quả cam vàng 50gr đường cát trắng 10gr bột rau câu dẻo 350ml nước cam (được lấy từ nước quả cam vắt ra).   Cách làm: Cam bổ đôi theo chiều dọc. Dùng đồ vắt cam để vắt lấy nước cam, bạn nhớ bỏ hạt cam để thạch không bị đắng, nạo sạch phần xác múi cam, giữ lại vỏ cam để trang trí. Đong lấy 350ml nước cam, nếu thiếu bạn có thể vắt thêm nước cam. Có thể dùng hơn 4 quả cam tùy loại cam bạn mua nhiều hay ít nước. Trộn đều hỗn hợp đường, bột rau câu, nước cam vắt trong một nồi nhỏ rồi cho lên bếp, vừa đun vừa dùng muôi khấy đều để hỗn hợp rau câu và đường tan. Nêm nếm lại theo khẩu vị, vì tùy theo độ chua, ngọt của cam mà bạn điều chỉnh lượng đường cho phù hợp. Đun sôi đến khi rau câu và đường tan hết. Đổ từng muôi nhỏ hỗn hợp rau câu vào vỏ cam đã dựng sẵn. Bạn có thể đựng vỏ cam vào bát nhỏ, vừa với kích cỡ của vỏ cam để hỗn hợp rau câu không bị chảy ra ngoài. Đợi rau câu nguội bạn cho vào tủ lạnh, rau câu sẽ đông lại. Nếu thích bạn có thể đổ rau câu vào khuôn...

Những kiểu mì Ý đặc trưng

Hình ảnh
Nói đến ẩm thực của Ý, người ta nghĩ ngay tới món mì ống. Mì ống được xem là món ăn đặc trưng của đất nước có hình chiếc giày này. Người Ý có nhiều cách chế biến mì ống thành những món ngon, tùy theo sở thích và khẩu vị của mỗi người. Mì ống được làm với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Có thể mua mì khô làm sẵn ở các cửa hàng thực phẩm hoặc tự làm mì tươi tại nhà. Sự khác nhau cơ bản nhất giữa các món mì chỉ xoay quanh phần nước sốt. Nước sốt cà chua, sốt kem hay sốt rượu vang là một số loại nước sốt điển hình trong nhiều loại nước sốt mà người Ý sáng tạo cho món mì ống. 1. Mì ống hải sản Món mì ống hải sản luôn được dọn kèm với nước sốt rượu vang nhẹ. Các đầu bếp thường nấu món linguine con vongole (loại mì hải sản với thành phần chính là những loại sò có ở nước Ý) kèm theo nước sốt rượu vang trắng, được chế biến từ một ít nước chanh, bơ, tiêu, tỏi, rượu vang trắng và để lửa ở mức trung bình. 2. Nước sốt cà chua Ngoài nước sốt thịt truyền thống dùng cho món spaghetti và...