Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2013

Muối chân giò chuẩn bị đón Tết

Hình ảnh
Để bữa cơm ngày Tết đỡ ngán, năm nào trước Tết khoảng 5 – 10 ngày mình cũng tự tay làm món chân giò muối . Món ăn này không những rất ngon khi ăn kèm với dưa hành muối, củ cải muối hoặc cuốn với bánh phở và rau sống, mà còn là một món nhậu tuyệt vời. Đề phòng trường hợp những ngày Tết bận rộn không có thời gian chế biến nhiều món ăn thì ngay từ bây giờ các mẹ hãy bắt tay vào làm món chân giò muối, đây sẽ hứa hẹn là một món chống cháy cực kỳ ngon và lạ miệng. Để làm được món này thì mình cần mua các nguyên liệu như: chân giò, tiêu sọ, dấm, chanh, ớt, toàn là những nguyên liệu dễ kiếm mà các mẹ có thể dễ dàng gặp ở bất cứ chợ nào. Có nhiều mẹ thường ngâm bằng thịt chân giò đã cắt miếng, tuy nhiên mình lại thích mua cả cái chân heo về rút xương ra rồi mới ngâm. Nếu mẹ nào cũng có chung sở thích giống mình thì phải dặn trước người bán hàng để hôm sau họ để phần nguyên cho cái chân giò chưa bị lọc. Theo cảm nhận của riêng mình thì dùng chân giò sau để ngâm sẽ ngon hơn chân giò trước. Nếu mu...

Món thịt bò cuốn luộc tương gừng lạ miệng ngày Tết

Hình ảnh
  Nguyên liệu: - Thịt bò (diềm thăn, bắp bò): 1 kg - Nước mắm ngon: 1 muỗng canh - Mỳ chính: 2 thìa café - Gừng: 1 củ (mua khoảng 2000 đồng) - Tương Bần: 2 muỗng canh - Nước: 500ml - Lạt: 3-5 sợi Thực hiện: - Thịt bò rửa sạch, để ráo, cuộn tròn dọc thớ. Làm cách này khi thái sẽ được thớ ngang. Vừa cuộn vừa dùng lạt thít quanh nhiều vòng sao cho chặt tay. - Gừng rửa sạch không cạo vỏ, giã nát, vắt bớt nước cay. - Cho cuộn thịt vào ướp gừng, nước mắm, tương, mỳ chính trong khoảng 30 phút. - Đổ nước vào xoong thịt đun nhỏ lửa đến khi thịt nhừ. Để thịt nhừ, bạn có thể dùng nồi áp suất cho nhanh. - Thịt vớt ra để nguội cho vào hộp để tủ lạnh. Có thể ăn trong vòng 3-5 ngày Tết. Khi ăn, chị em nên thái khoanh hình tròn, mỏng, có thể chấm tương ớt, xì dầu hoặc chấm nước mắm tương gừng đều rất ngon.   Theo Phụ nữ today

Gà cuộn bách hoa

Hình ảnh
Một món ăn với tên hoa mỹ nhưng cách làm không cầu kỳ. Chỉ cần sự khéo léo của người đầu bếp trong quá trình chuẩn bị để gà cuộn chiên giòn mà không dai. Ngoài ra, những đầu bếp của nhà hàng Shang Palace (17-19-21 Lý Tự Trọng, Q.1, TP.HCM) đã kết hợp thêm chuối sứ vào món ăn, chẳng những không “lạc tông” mà còn khiến món có vị ngon hài hòa. Giòn rụm gà cuộn bách hoa Bạn đọc có thể làm thử món gà cuộn bách hoa theo chỉ dẫn dưới đây: Nguyên liệu: Phi lê gà ta: 150 gr, tôm thẻ: 120 gr, trứng gà: 1 quả, chuối sứ vừa chín: 1 trái, bột năng: 40 gr, bột chiên xù: 120 gr, xốt mayonnaise: 50 gr; dầu ăn để chiên. Gia vị: hạt nêm: 2 thìa cà phê, muối: ½ thìa cà phê. Thực hiện: Thịt gà làm sạch, bỏ da, thái lát mỏng, hơi to bản, dùng búa dần sơ cho gà mềm, ướp với muối, hạt nêm, để thấm 10 phút. Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ đen, quết cho nhuyễn và mịn. Chuối thái lát mỏng, áo qua ít bột năng. Trứng đánh cho bông lên. Trải miếng thịt gà ra, cho một lát chuối lên, phết một lớp tôm quết mịn, nhúng qu...

Thịt heo ngâm nước mắm

Hình ảnh
Tết đến, hẳn ai cũng muốn được tận hưởng một chút thư thả chứ không quá tất bật trong bếp như ngày thường. Nhưng dù sao cũng phải có những bữa ăn tươm tất cho gia đình, nhất là khi có khách đột xuất. Bếp trưởng Trần Thị Thanh, Nhà hàng Sông Trăng (Q. Bình Thạnh, TP.HCM) gợi ý món dưới đây, trong đó có những món bạn có thể chuẩn bị từ trước tết, có món làm trước bữa ăn, nhưng đều thực hiện rất nhanh, lại vẫn đầy ắp rau xanh và đầy đủ dinh dưỡng. Với những khúc biến tấu mới lạ nhưng vẫn in đậm dấu ấn của ẩm thực đầu xuân, các món này có công dụng chống ngán hữu hiệu. Nguyên liệu: Thịt ba chỉ rút sườn: 1 kg Nước mắm: 1 lít Đường: 800 gr Cách làm: Rửa sạch thịt ba chỉ với nước muối. Cắt khúc sao cho vừa với hũ dùng để ngâm. Luộc chín thịt, vớt ra để nguội. Nấu nước mắm với đường cho tan, để nguội. Xếp thịt heo vào hũ rồi chế nước mắm vào cho ngập thịt. Dùng những cây tre chẻ mỏng dằn lên thịt sao cho thịt ngập hẳn trong nước mắm. Ngâm thịt khoảng 1 tuần là dùng được và có thể để...

Đổi vị với bún thịt luộc mắm tép

Hình ảnh
Bát mắm tép chưng thơm ngon, ăn kèm thịt luộc cùng bún lá thái khúc. Mắm tép là loại thực phẩm lên men, có màu đỏ tươi, không nặng mùi như mắm tôm hay mắm cá. Được dùng làm nguyên liệu thơm ngon cho bữa cơm gia đình, mắm có thể trộn với đu đủ thái sợi ăn kèm cơm trắng, hoặc pha thêm gừng, tỏi, ớt làm nước chấm cho món cá nướng... Ngon nhất phải kể đến món mắm tép chưng thịt ăn kèm với thịt luộc và bún tươi nổi tiếng của người miền Bắc. Món ăn có vị đậm đà của mắm, thịt luộc mềm và ngọt đem lại sự ngon miệng rất dễ chịu cho người ăn. Mắm tép được kho hơi sánh với thịt ba rọi, có thể ăn kèm với dưa leo, chuối chát, khế... Ảnh: Khánh Hòa. Ở Sài Gòn, bún mắm tép thịt luộc không phổ biến như các món ăn khác của miền Bắc như bún đậu mắm tôm, bún chả... Gần sân bay Tân Sơn Nhất, quán bún đậu Homemade đầu đường Hồng Hà, là có bán món ăn này. Quán luôn trong tình trạng đông khách, nếu đến đây vào giờ cao điểm bạn sẽ thấy rất nhiều người đứng nhẫn nại chờ đợi bên ngoài quán. ...

Làm món Chè đậu đỏ thạch trà xanh

Hình ảnh
Món chè đậu đỏ kết hợp với thạch trà xanh sẽ là món tráng miệng thật ngon và lạ cho gia đình bạn sau bữa cơm chiều!   Nguyên liệu: - 240ml kem tươi - whipping cream - 120ml sữa tươi không đường - 2 muỗng cà phê bột trà xanh - 50g đường (bạn có thể thêm hay bớt tuỳ khẩu vị) - 14g lá gelatine - Hạnh nhân thái lát - 200g đậu đỏ - Đường, chút muối   Bước 1: Đậu đỏ ngâm cho đếm khi mềm, rửa sạch. Cho vào nồi thêm nước và tí muối hầm cho đến khi hạt đậu mềm.   Bước 2: Khi đậu đã mềm bạn chắt nước vào 1 cái tô, cho lượng đường tuỳ thích vào ướp với đậu cho đến khi thấm thì đổ nước đậu trở lại vào nồi, vặn lửa lại cho đến khi đường tan hẳn rồi tắt bếp.   Bước 3: Cho trà xanh vào 1 cái ly nhỏ, thêm 1 - 2 muỗng canh sữa khuấy cho tan bột trà xanh. Bước 4: Lá gelatine ngâm trong nước lạnh cho mềm rồi vắt bỏ nước và chưng cách thuỷ bằng nước nóng cho đến khi lá gelatine tan hẳn. Bạn nhớ đừng cho nước nóng vào trực tiếp lá gelatine nhé, chỉ chưng cách thuỷ thôi. ...

Cách làm món Sườn chiên xốt cà

Hình ảnh
Sườn chiên xốt cà với vị đậm đà từ thịt, chua chua ngọt ngọt từ nước xốt cà sẽ khiến cả nhà ăn cơm ngon miệng hơn nhiều đấy!   Nguyên liệu: 700g sườn heo, một nắm đậu Hà Lan 3 tép tỏi, 1 cọng hành, 1 mẩu gừng 1 muỗng cà phê muối, 1muỗng cà phê giấm, 1muỗng cà phê nước tương, 1/2 muỗng cà phê dầu hào 3 muỗng cà phê nước xốt cà, 1 muỗng cà phê rượu, 4 muỗng cà phê đường Dầu ăn, bột ngô.   Thực hiện: Bước 1: Sườn rửa sạch, ngâm nước khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo. Tỏi băm nhuyễn, hành, gừng thái sợi.   Bước 2: Cho 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê nước tương, 1 muỗng cà phê rượu, hành và gừng vào tô sườn trộn đều rồi ướp khoảng 20 phút.   Bước 3: Sườn sau khi ướp xong thì bạn lấy hết hành và gừng ra rồi rắc bột ngô lên, trộn đều.   Bước 4: Cho sườn vào chảo dầu nóng, chiên với lửa nhỏ.   Sườn chín thì vớt ra để ráo dầu.   Bước 5: Trộn đều 1 muỗng cà phê giấm, nửa muỗng cà phê dầu hào, 3 muỗng cà phê nước xốt cà chua, 4 muỗng cà p...

Món Canh măng hầm móng giò

Hình ảnh
Canh măng khô nấu với móng giò hay với sườn là một trong những món ăn cổ truyền của người Việt ít khi vắng "mặt" trong mâm cỗ ngày Tết. Nguyên liệu: - Măng khô: 150 g - 1 chân giò heo - Nấm hương - Hành hoa, tiêu, gia vị Cách làm: Bước 1 : Măng khô cho vào nồi luộc sơ tới khi nước luộc trong và măng mềm. Bước 2: Nhặt bỏ phần già rồi tước nhỏ rửa sạch với nước. Bước 3: Chân giò làm sạch, chặt miếng vừa ăn. Bước 4: Luộc sơ chân giò để nước nấu sẽ trong, không bị đục sau đó vớt ra xả nước lạnh. Bước 5 : Phi thơm hành khô rồi cho măng, nấm hương vào xào. Nêm 1 thìa bột nêm rồi cho măng, nấm ra đĩa. Bước 6 : Xào sơ qua chân giò nêm chút bột nêm để chân giò ngấm gia vị. Bước 7 : Cho chân giò vào nồi thêm nước đủ ăn. Nấu chừng 30 phút với lửa nhỏ để chân giò chín mềm. Bước 8 : Khi thấy chân giò mềm cho măng nấm vào đun thêm 5-7 phút. Cho hành hoa, mùi tàu vào, nêm mì chính tắt bếp chút canh ra bát tô. Ngày tết canh măng khô móng giò luôn là món ăn được nhiều người ...

Hướng dẫn làm chả đùm thịt gà

Hình ảnh
Chả đùm thịt gà là món ăn lạ nhưng vô cùng thơm ngon và hấp dẫn mà bạn nên thử làm để đãi khách và cả nhà trong những ngày Tết sắp tới. Nguyên liệu: - 300g thịt đùi gà, lườn gà - 2 miếng mỡ chài - Nấm đông cô - Cà rốt - Đậu phộng rang - Hành tím và tỏi băm - Gia vị: tiêu, đường, nước mắm ngon, hạt nêm Cách làm: Bước 1: Cà rốt gọt vỏ, cắt hạt lựu. Bước 2: Nấm hương ngâm nở rửa sạch thái nhỏ, hành hoa thái nhỏ, tỏi, hành băm nhuyễn. Bước 3: Lọc đùi và lườn gà, băm nhỏ. Bước 4: Phi thơm hành tỏi. Bước 5: Cho thịt gà băm nhỏ vào xào chín, nêm 1 thìa bột nêm, ½ thìa mắm ngon, ½ thìa đường. Bước 6: Cho cà rốt, nấm hương vào xào cùng, đảo nhanh tay, thêm hành hoa băm nhỏ. Bước 7 : Cuối cùng cho lạc giã dối cùng hạt tiêu vào đảo đều tay, tắt bếp cho thịt băm ra bát. Bước 8 : Mỡ chài rửa sạch, để ráo. Trải miếng mỡ chài ra bát tô. Bước 9 : Cho hỗn hợp thịt vừa xào vào, bọc lại, mang đi hấp cách thủy khoảng 15 phút cho mỡ chài chín. Úp tô để lấy chả đùm ra. Chả đùm thịt gà ...